Những kiến trúc Pháp để lại cho Việt Nam

Coi thêm tại : Những kiến trúc Pháp để lại cho Việt Nam

Những kiến trúc Pháp để lại cho Việt Nam


Kiến trúc sư: Nguyễn Phúc Định

Từ khi Pháp cai trị Việt Nam đã đem đến những khổ nhục và nhiều tội ác đối với dân ta nhưng bên cạnh đó những gì người Pháp mang tới những sự thay đổi đáng kể trên đất nước ta và đầu tiên phải kể đến đó là kiến trúc. Gần một thế kỷ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp các công trình mà Pháp xây dựng ở Việt Nam đã thổi một luồng không khí mới vào kiến trúc và sự giao thoa kiến trúc đó người ra gọi là kiến trúc thuộc địa. Các công trình kiến trúc mang dấu ấn của người Pháp để lại đã  tạo ra những dấu ấn, nét chấm phá riêng cho Hà Nội, một số công trình nổi tiếng phải kể đến đó chính là cầu Long Biên, nhà hát lớn, nhà thờ lớn, trường chu văn An,...

Cùng AciHome điểm mặt các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc với sự phong phú về phong cách đã để lại cho Hà Nội một di sản kiến trúc quý giá và còn tới tận ngày nay bạn nhé.

1. Cầu Long Biên biểu tượng văn hóa lịch sử Hà Nội


Cầu long biên là cây cầu huyết mạch giao thông nối hai bờ sông Hồng được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1898 và là hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng thay đổi diện mạo của thành phố thời bấy giờ, cây cầu được coi là biểu tượng đặc trưng của kiến trúc Pháp do người kiến trúc sư tài hoa Daydé & Pillié. Cây cầu được thiết kế 19 nhịp 20 trụ và dài 2500m.

công trình kiến trúc Pháp

Hình ảnh cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử

Trước đó đất nước ta chủ yếu là làng mạc, thực dân Pháp tới xây dựng cơ sở hạ tầng cầu đường, nhà ga và thành phố được quy hoạch một cách bài bản. Sự xuất hiện cầu Long Biên trở thành nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển do du cầu đi lại không gặp khó khăn như trước. Cầu Long Biên là cây cầu duy nhất mà mọi phương tiện tự oto, tàu hỏa, xe đạp, xe thô sơ lẫn người đi bộ đều dùng chung cây cầu này.
Nói cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử bởi nó chứng kiến những năm tháng hào hùng của cách mạnh sự vặn mình thay đổi phát triển của Hà Nội trải qua bao nhiêu năm tháng. Từ những năm giải phóng thủ đô, chống chiến tranh phá hoại của mỹ cho đến những ngày hòa bình và phát triển. Cầu Long Biên vẫn đứng đó sừng sững và uy nghi mang trên mình bao thương tích cho chiến tranh cây cầu già đã xuống cấp tuy nhiên đến nay vẫn có thể sử dụng và cũng là một minh chứng cho sự trường tồn theo thời gian của kiến trúc Pháp.

2. Trường học Chu Văn An

Lĩnh vực giáo dục và văn hóa là một trong những lĩnh vực mà người Pháp rất chú trọng trong thời gian ở Việt Nam, trường học Chu Văn An là ngôi trường đầu tiên được Pháp xây dựng từ năm 1908 nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị Bắc Kỳ đây cũng là ngôi trường tự hào đã đào tạo bao nhiêu thế hệ nhân tài cho đất nước.

Trường Chu Văn An là ngôi trường được xây dựng với những đặc trưng của kiến trúc Pháp tường vàng tươi, những cửa sổ lớn màu xanh, kiến trúc độc đáo, họa tiết cầu kỳ đã trở thành niềm tự hào của bao thế hệ học sinh về một ngôi trường cổ đẹp và dày truyền thống hiếu học.

kiến trúc trường học pháp

Hình ảnh thư viện- tòa nhà cổ nhất trong khuôn viên trường Chu Văn An

Đường nét hình khối của thư viện trường dường như vẫn còn nguyên vẹn, đúng chất  phong cach kien truc Phap đồ sộ trường tồn từ năm 1898 đến nay công trình vẫn sừng sững uy nghiêm, tọa hình bát giác độc đáo đây là địa điểm lý tưởng để chụp ảnh của đông đảo học sinh.
Ngôi Trường hơn 110 tuổi với tổng diện tích là 42000m2 13 tòa nhà bao gồm đầy đủ phòng học, nhà truyền thống, căng-tin, thư viện và bóng cây rợp mát sân trường. Người Pháp đã đưa các môn toán lý hóa vào chương trình học.

3. Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà hát lớn Hà Nội tọa lạc trên quảng trường cách mạng tháng Tám, ngay đầu phố Tràng Tiền được người Pháp xây dựng từ những năm 1901. Nhà hát lớn Hà Nội chính là hiện thân hoàn hảo nhất của phong cách Pháp.  

công trình nghệ thuật của Pháp

Hình ảnh Nhà Hát lớn Hà Nội đã được trùng tu cải tạo nhưng vẫn giữ nét đẹp kiến trúc cổ điển Pháp

Mặt chính nhà hát nổi bật với hàng cột thiết kế chuẩn  theo thức Ionic La Mã, hệ thống mái hình chóp cong lợp ngói đá, những đường cong uốn lượn của các ban công kết hợp với hình thức cuốn vòm phía trên lối vào tạo nên nét đẹp cổ điển cuốn hút đặc trưng của thời kỳ Phục Hưng. Đặc biệt là các hình thức trang trí cầu kỳ, từng đường nét uốn lượn là kết quả của sự kết hợp giữa các kiến trúc sư và nhà điêu khắc để tạo nên một công trình quá hoàn hảo và trở thành biểu tượng đặc trưng cho kiến trúc Pháp ở Việt Nam.

Từ lâu kiến trúc Pháp đã nổi danh với cách bố trí nội thất sang trọng tinh tế,  công trình đầu tiên mà kiến trúc Pháp thể hiện sự sự đỉnh cao sang trọng tinh tế trong thiết kế nội thất chính là nhà hát lớn. Khu vực đại sảnh được thiết kế với một cầu thang bằng đá vân thạch kết hợp với những họa tiết trang trí cổ điển đem lại một cảm giác thật sang trọng cổ kính, tường và trần được trang trí bằng phù điêu  đắp nổi kết hợp với những chùm đèn pha lê rực rỡ. Có thể có không gian nội thất ở đây là sự hoàn hảo của màu sắc, ánh sáng và bố cục.

Nhà Hát lớn Hà Nội còn được coi là một địa điểm mang ý nghĩa lịch sử, một công trình kiến trúc tiêu biểu và quý báu của thủ đô Hà Nội.

4. Nhà Thờ lớn Hà Nội


Nhà thờ lớn Hà Nội là nhà thờ cổ nhất và là nơi diễn ra hoạt công công giáo, nếu như thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với nhà thờ Đức Bà thì Hà Nội nổi tiếng với Nhà thờ Lớn một công trình cổ do người Pháp xây dựng mang vẻ đẹp độc đáo.
Nhà thờ Lớn được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic( lối kiến trúc hình thành từ lâu đời từ những năm 1200 sau công nguyên) rất thịnh hành trong thế kỷ 12 .

nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội được thực hiện theo nguyên mẫu của Nhà thờ Đức Bà với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời và được thiết kế giao thoa vừa mang vẻ đẹp phương tây và phương đông; nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Nhà thờ lớn hiện lên với vẻ sừng sững nguy nga nhưng lại rất cuốn hút bình yên thơ mộng. Những đặc trưng kiến trúc Pháp được lưu giữ như mái vòm cong rộng, nhiều cửa sổ cửa hình vòm, hình khối tính toán tỉ mỉ tạo nên nét đẹp riêng độc đáo.

Nhà thờ lớn Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc Pháp cổ và lâu đời tại Việt Nam, là minh chứng cho sự trường tồn của lối kiến trúc này khi chứng kiến sự chuyển mình thay đổi của thủ đô qua hàng thế kỷ. và dù nhiều nhà thờ mới có được xây dựng nên thì Nhà thờ Lớn Hà Nội công trình đặc biệt trong lòng người dân thủ đô.
  1. Bảo tàng lịch sử
Bảo tàng lịch sử được xây dựng từ năm 1926 do người Pháp xây dựng với diện tích lên đến 200m2 được coi là công trình lớn đại diện cho kiến trúc Đông Dương , một phong cách kiến trúc thể hiện sự hòa quyện giao thoa giữa kiến trúc pháp và kiến trúc bản địa.

công trình lịch sử

Hình ảnh một góc bảo tàng lịch sử Hà Nội

Công trình được thiết kế với tạo hình độc đáo mái hình bát giác nhô cao, hệ mái gồm 3 lớp và có độ dốc lớn, chính sự độc đáo của hệ mái đã làm nên sự nổi bật cho công trình cổ. Hệ mái này giúp ta gợi nhớ đến hình ảnh chùa Keo. Thiết kế các lớp mái chồng lên nhau tạo nên sự đồ sộ cho công trình.
Kiến Trúc Pháp nổi tiếng với sự sang trọng và tiện nghi, sang trọng thể hiện ở phong cách đường nét trang trí và hình khối còn tiện nghi thì thể hiện ở đâu. Là những người tìm hiểu sâu về kiến trúc Pháp các kiến trúc sư Aci Home đã tìm tòi và hiểu được, để làm nên sự tiện nghi và không gian sử dụng trong các công trình Pháp chính là cách bố trí hệ thống cửa. Hệ thống cửa sổ, cửa áp mái đóng vai trò đón  gió trong hệ thống thông gió tự nhiên của công trình, mái hiên giúp  tác dụng che nắng và chống mưa hắt cho hệ thống cửa mở rộng phía dưới, đồng thời tạo bóng đổ trên mặt đứng làm tăng vẻ duyên dáng cho công trình.

6. Ga Hà Nội

Ga Hà Nội chính là kiến trúc Pháp thuộc được xây dựng  năm 1902, ga Hà Nội với xe lửa hiện đại với những con tàu chạy trên đường sắt lần đầu tiên đã hiện diện ở Hà Nội đánh dấu một mốc lịch sử về sự phát triển của thủ đô.

Công trình giao thông Pháp

Hình ảnh Ga Hà Nội do người Pháp xây dựng 

Ga Hà Nội còn có tên gọi cũ là Ga Hàng Cỏ là một trong đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất của Thủ đô, được quy hoạch xây dựng với diện tích 216.000 m2, bao gồm nhà cửa, diện tích sân ga, đường sắt.
Ga Hà Nội được thiết kế chia phân khu chức năng rõ ràng tầng một đại sảnh dành cho việc bán vé, đón khách ra vào, đi thông vào sân ga phía trong; tầng hai là nơi làm việc của các nhân viên và bộ phận kỹ thuật nghiệp vụ; Tầng ba là bộ phận làm việc hành chính. Kiến trúc nhà cửa được thiết kế mang vẻ đẹp kiến trúc pháp đặc trưng: cửa vòm cong, mái mansard, hình khối vuông vức, bố cục đăng đối mạch lạc và cho tới bây giờ các kiến trúc sư hiện đại vẫn luôn học hỏi và thể hiện ở các công trình nhà ở kiểu Pháp.

7. Phố cổ Hà Nội

Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, sự thay đổi về cơ sở hạ tầng, giáo dục, tôn giáo người Pháp đều có sự xây dựng và cải tạo và kiến trúc nhà ở từ khi người Pháp tới Việt Nam cũng đã thổi một luồng không khí mới vào lối kiến trúc nhà ở Việt Nam. Chúng ta phải học hỏi người Pháp nhiều từ phong cách kiến trúc cho đến lựa chọn vật liệu, quy trình xây dựng.
Từ giai đoạn từ năm 1947- 1954 nhà kiểu Pháp cổ được xây dựng trên quy mô lớn, ở thời kỳ này kiến trúc nhà Pháp được định hình một cách hoàn chỉnh nhất và phát triển mạnh mẽ nhất, các phố cổ xuất hiện.

Công trình dân sinh kiểu Pháp

Hình ảnh một góc phố cổ Tạ Hiện

Biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội là một bộ phận di sản của kiến trúc thuộc địa Pháp, nó mang trong mình những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa một nhân chứng lịch sử chứng kiến sự thăng trầm của Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây nó bị giảm sút về số lượng cũng như chất lượng bởi sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ.


công trình biệt thự nhà ở Pháp

Hình ảnh Biệt thự Pháp cổ Hà Nội

Kiến trúc Pháp trải qua chiều dài hàng trăm năm lịch sử đã thay đổi để thích ứng với môi trường, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt Nam mang lại vẻ đẹp không gian kiến trúc nhà ở và được ưa chuộng sử dụng phổ biến. Ngay nay kiến trúc Pháp được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn xây dựng cơ ngơi bởi vẻ đẹp bền vững và trường tồn theo thời gian. Kiến trúc Pháp trở nên đa dạng và phong phú với phong cách đa dạng biệt thự Pháp cổ điển, biệt thự tân cổ điển và hiện đại. 

Mỗi một phong cách mang một vẻ đẹp riêng nhưng tựu chung vẫn dựa trên hình khối và nguyên tắc thiết kế khắt khe. Aic Home là một đơn vị hàng đầu trong thiết kế các biệt thự Pháp và chúng tôi luôn hiểu được giá trị của những công trình Pháp cổ tại Hà Nội nên mỗi thiết kế chúng tôi đều đặt hết tâm tư nhiệt huyết để đem lại những công trình với ký ức đẹp nhất.

Các công trình do người Pháp xây dựng ở Việt Nam đều có những ký ức đặc trưng riêng biệt trong lòng những người dân thủ đô, các công trình trở thành những nhân chứng có giá trị không chỉ về vật chất mà còn cả những giá trị tinh thần to lớn. 

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.